Loài không xương sống Mang

Mang hình lông chim nằm ở mặt bên phải của loài sên biển Pleurobranchaea meckelii.

Quá trình hô hấp của các động vật da gai (bao gồm sao biểnnhím biển) được thực hiện thông qua một dạng mang rất nguyên thủy gọi là nốt nhú (papula, số nhiều papulae) nổi lên ở bề mặt "da" của chúng. Các nốt nhú này bao hàm các túi thừa nằm trong hệ thống mạch dẫn nước của con vật. Các loài giáp xác, thân mềm và một số loài côn trùng có các mang dạng búi hoặc dạng phiến mọc ra ngoài cơ thể.

Ốc mượn hồn Caribê có các mang được thay đổi để có thể sống ở môi trường cạn.

Mang của các loài côn trùng khác thuộc dạng khí quản và bao hàm các cấu trúc hình búi và hình phiến. Trong trường hợp của thiếu trùng chuồn chuồn, vách của phần cuối ống tiêu hóa có rất nhiều khí quản hoạt động như các mang. Nước được bơm vào và ra khỏi ống tiêu hóa sẽ cung cấp khí ôxi cho hệ thống khí quản kín bao hàm các túi khí. Khí ôxi sẽ thường xuyên được nạp vào các túi này thay cho khí cacbonic sinh ra sau quá trình hô hấp.

Mang vật lý

Đây là kết quả của quá trình thích nghi với việc sống dưới nước của một số côn trùng. Loại mang này sẽ tích chứa ôxi trong không khí ở một khoang nhất định hàm chứa những lỗ thở nhỏ. Cấu trúc này (thường được gọi là yếm thường bao hàm nhiều lông cứng mọc dày đặc giúp ngăn cản nước chảy vào các lỗ thở, nhờ đó trong lỗ thở tồn tại một môi trường chứa không khí giúp con vật có thể thực hiện việc hô hấp giống như trên cạn. Khí cacbonic do con vật thải ra nhanh chóng hòa tan vào nước do độ tan tương đối cao, trong khi đó ôxi khuếch tán vào các bong bóng nước vì nồng độ trong các bong bóng nước đã giảm đi sau khi hô hấp, khí nitơ cũng khuếch tán ra ngoài vì sức căng của bóng đã tăng lên. Ở đây, khí ôxi đi vào bóng nước nhiều hơn so với khí nitơ đi ra ngoài, nhưng lượng ôxi trong phần nước bao quanh côn trùng có thể bị giảm mạnh nếu như nước không bị khuấy động, vì vậy các côn trùng này thường phải chủ động khuấy nước lên để "thu" ôxi.

Sự tồn tại của mang vật lý giúp côn trùng có thể thường xuyên ngụp lặn dưới nước sâu mà không cần ngoi lên để thở. Những ví dụ về các loài côn trùng sử dụng mang vật lý có thể kể đến như các loài bọ nước thuộc họ Elmidae, những loài mọt ngũ cốc sống dưới nước, và các loài thuộc họ Aphelocheiridae trong bộ Cánh nửa.[cần dẫn nguồn]